Site icon VMIX| Thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì? Từ A-Z về gỗ công nghiệp

Trong những năm gần đây, nhu cầu người sử dụng có xu hướng tìm đến với chất liệu gỗ công nghiệp bởi những ưu điểm nổi trội như: Giá thành rẻ hơn, mẫu thiết kế đa dạng,…. Nhưng đa số mọi người lại đang thiết hụt các kiến thức về vật liệu này dẫn đến những khó khăn trong lựa chọn và hoàn thiện nội thất. Trong bài viết này, VMIX Design sẽ gửi tới các bạn kiến thức tổng hợp và chi tiết nhất về gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. So với “gỗ tự nhiên” loại gỗ được lấy từ thân cây gỗ thì “gỗ công nghiệp” là sự kết hợp giữa keo, hóa chất với nhiều gỗ vụn để tạo ra tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.Hiểu một cách đơn giản, gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp thường được tạo nên bởi 2 phần cơ bản: cốt gỗ (chất liệu bên trong) và lớp phủ bề mặt trên cùng.

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp gồm 2 thành phần chính là cốt gỗ và bề mặt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần này, mời bạn theo dõi các phần tiếp theo.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

1. Gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard (Ván dăm mặt Melamine) 

MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. MFC là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này là keo, bạch đằng, cao su. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Sau khi ép lại thành từng tấm dưới áp suất lớn các tấm ván sẽ được phủ lớp Melamine trên bề mặt để bảo vệ. Bề mặt MFC phủ Melamine có màu trơn hoặc kết hợp công nghệ in giả vân gỗ hoặc giả các loại vật liệu kim loại, bê tông, vải…. trông rất đẹp mắt.

Về kích thước: Kích thước tấm tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm, Độ dày: 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25mm.

Các loại gỗ MFC:

Ưu điểm:

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư, bệnh viện, trường học… vì những ưu điểm sau:

– Hạn chế cong vênh, bong tróc, mối mọt tốt.

– Nội thất từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.

– Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.

– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

– Bề mặt Melamine có bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau.

– Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.

– Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất, thi công công trình.

– Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

– Giá cả gỗ MFC rất hợp lý.

Nhược điểm:

– Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.

– Bề mặt không chân thật bằng gỗ tự nhiên.

– Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác.

– Hạn chế về độ dày.

2. Gỗ MDF – Medium Density Fiberboard (Ván sợi) 

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ sự kết hợp của bột gỗ và phụ gia hóa chất được xay nhuyễn. Sau đó trải qua các công đoạn xử lý cần thiết và ép thành tấm có kích thước phổ biến nhất.

Về kích thước: Kích thước tấm tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm, Độ dày: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm.

Các loại gỗ MDF:

Phân loại gỗ MDF

Ưu điểm:

– Điểm nổi bật nhất của loại gỗ MDF chính là chúng không bị cong vênh hay co ngót sau một thời gian dài sử dụng giống như gỗ tự nhiên. Nhờ vào ưu điểm này mà gỗ MDF rất thích hợp với những nơi có nền khí hậu nhiệt đới ẩm như hiện nay.

– Bề mặt tấm MDF thường khá nhẵn phẳng và mềm mịn giúp dễ dàng thi công nội thất.

– Đặc biệt, MDF còn dễ dàng kết hợp với nhiều loại bề mặt khác như gỗ MDF phủ Melamine, Veneer, acrylic, laminate…. giúp tăng cường tính thẩm mỹ của sản phẩm và phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau.

– Thời gian thi công nhanh chóng và việc thi công cũng rất đơn giản.

– Gỗ MDF giá rẻ hơn rất nhiều so với loại gỗ tự nhiên thế nhưng người dùng hoàn toàn có thể yên tâm bởi chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của loại gỗ này vẫn được đảm bảo 100%.

Nhược điểm:

– Mặc dù gỗ ván MDF có độ cứng hoàn hảo thế nhưng chúng lại không có độ dẻo dai như gỗ thịt hay các loại gỗ công nghiệp khác.

– Không điêu khắc hay trạm trổ giống như các loại gỗ tự nhiên.

– Độ dày ván MDF thường có giới hạn chính vì vậy mà khi thiết kế những món đồ nội thất đòi hỏi độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau.

3. Gỗ HDF – High Density Fiberboard (Ván ép) 

Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard – một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại.

Gỗ HDF cấu tạo từ 80 – 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.

Thân gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch sẽ được đem đi luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao để loại bỏ nhựa và nước đọng. Tiếp theo, thân gỗ được nghiền nhỏ thành bột mịn và kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và tính kết dính cho gỗ. Cuối cùng, chúng được nén ép với chất kết dính ở áp suất và nhiệt độ cao tạo thành các tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn.

Về kích thước: Kích thước tấm tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm, Độ dày: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.

Các loại gỗ HDF:

Ưu điểm:

– Chống ẩm, chống trầy xước tốt dẫn đến việc khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên

– Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.

– Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn

– HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao

– Bề mặt rất mịn, nhẵn bóng và đồng nhất nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…

– Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)

– Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng và cửa ra vào.

Nhược điểm:

– Giá của HDF cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp

– Khá khó để có thể phân biệt MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường

– Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp các các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel. Ứng dụng gỗ HDF siêu chống ẩm trong thiết kế tủ bếp

4. Gỗ Plywood (Ván ép)

Gỗ Plywood thường được gọi là ván ép chúng là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật ra đời từ những năm 1980 tại NewYork (Hoa Kỳ), cho đến đầu những năm 1990 chúng ta thấy các nhà máy chuyên sản xuất ván ép thuộc các công ty quốc doanh tại Việt Nam.

Chúng được hiểu là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau môt cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood hay còn gọi là ván ép.

Về kích thước: Kích thước tấm tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm, Độ dày: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.

Các loại gỗ Plywood:

Ưu điểm:

– Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh hay mối mọt.

– Khả năng chống ẩm cực tốt và có thể sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.

– Có khả năng bám vít, bám dính tốt

– Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.

– Mức giá cạnh tranh so với những sản phẩm gỗ khác như gỗ ghép hoặc gỗ MDF.

Nhược điểm:

– Gỗ Plywood có nhược điểm đó chính là nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn thường rất dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không được bằng phẳng dẫn đến không đẹp mắt và thường bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.

– Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.

– Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.

5. Gỗ WPB – Water Proof Board (Gỗ nhựa)

Tấm WPB tên đầy đủ là Water Proof Board được kết cấu từ gốc nhựa PVC có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và đặc biệt là khả năng chống nước tuyệt vời. Không những vậy, tấm WPB còn có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công hoặc phủ thêm các vật liệu bề mặt khác để tạo màu đa dạng như Laminate, Acrylic, Sơn hay phủ film PVC

Về kích thước: Kích thước tấm tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm, Độ dày: 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm.

Các loại gỗ Plywood:

Ưu điểm:

– WPB có độ bền vượt trội
– Chống mối mọt
– Chống công vênh
– An toàn cho sức khỏe người sử dụng
– Đặc biệt có thể gia công cắt dán không đường line đối với tấm WPB phủ bề mặt Acrylic, phủ Laminate & PVC

Nhược điểm:

– Kết cấu ốc vít của nội thất làm từ WPB không chặt, khó bắt vít do thành phần chủ yếu là nhựa.

– Giá thành cao. Tủ bếp sử dụng gỗ WPB

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp sử dụng thay thế gỗ tự nhiên làm đồ nội thất. Đây cũng là một cách để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc sản xuất các loại gỗ công nghiệp, các nhà sản xuất thường dùng Formaldehyde. Đây là loại hóa chất độc hại cho sức khỏe của con người.

Hầu hết các sản phẩm gỗ ép hiện nay, mức độ Formaldehyde đang được khống chế ở mức cho phép. Theo tiêu chuẩn mức E0, E1 là mức bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Mức độ Formaldehyde bao nhiêu là đảm bảo sức khỏe người dùng?

Formaldehyde theo tiêu chuẩn mức E0, E1 là mức bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Sản phẩm nội thất được sản xuất bởi loại gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn E0, E1. Đây là những sản phẩm có lượng formaldehyde phát thải chỉ 0,005%. Chúng thấp hơn 6-12 lần so với tiêu chuẩn E2, E3 thông thường. Tiêu chuẩn E1 là tiêu chuẩn quan trọng. Mà các hãng nội thất tại châu Âu và Nhật Bản bắt buộc phải tuân thủ. Đặc biệt là trong quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Đơn vị cấp chứng nhận E0/E1 là các phòng LAB test các mẫu thử đạt kết quả HCHO dưới yêu cầu là được.

Giá cả vẫn luôn là yếu tố mà hầu như tất cả khách hàng quan tâm. Nhưng giữa sự nhập nhèm về thương hiệu, xuất xứ và chất lượng thì bạn cần có những kiến thức cần thiết và sự thông thái để lựa chọn sản phẩm có chất lượng tót và an toàn với sức khoẻ của cả gia đình.

Nếu bạn cần tư vấn về thêm về các loại gỗ hãy liên hệ WebsiteFanpage hoặc Hotline để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia của VMIX Design nhanh nhất.

Exit mobile version